Các Hình Thức Gia Công Cơ Khí Chính Xác
Gia công cơ khí là gì?
Gia công cơ khí có thể được hiểu là các hoạt động được thao tác bằng máy móc. Người thợ cơ khí có thể chế tạo ra những chi tiết máy móc mang lại độ chính xác tuyệt đối. Nguyên liệu của gia công cơ khí sử dụng là sắt, inox, thép…Nhằm tạo ra những sản phẩm ứng dụng trong đời sống hay chế tạo ra những bộ phận có liên quan đến một sản phẩm tổng thể. Hiện nay, gia công cơ khí được chia làm 2 loại là gia công cơ khí chính xác và gia công cơ.
Gần đây, nhà nước chúng ta khuyến khích ngành cơ khí phát triển và áp dụng phương pháp có tính chuyên môn hóa hơn nữa. Đồng thời nhờ nhu cầu thị trường tăng cao nên rất nhiều công ty sản xuất cơ khí đã xuất hiện. Và để các đơn vị sản xuất tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí nên lĩnh vực gia công cơ khí chính xác được áp dụng phổ biến hơn.
1/ Gia công tiện CNC:
Sản phẩm trong gia công tiện CNC chuyển động xoay tròn, được gia công bằng công cụ cắt tương ứng. Tiện ngoài, tiện trong, tiện bậc, cắt mặt, gia công ren …
2/ Gia công phay CNC:
Gia công phay CNC bằng việc sử dụng các công cụ cắt như: mũi khoan, dao phay, endmill… để gia công phay mặt, khoan lỗ, phay rãnh, doa lỗ… Máy phay với chuyển động xoay của trục chính và cung cấp chuyển động đến phôi.
Sau khi gia công cơ khí chính xác bằng máy tiện và máy phay thì sẽ cần xử lý sau gia công. Vì cơ bản sản phẩm chưa đạt độ chính xác cao theo đúng yêu cầu nên cần xử lý gia công qua một số công đoạn sau: gia công đánh bóng, gia công mài, gia công bắn cát…để sản phẩm có độ chính xác cao hơn.
3/ Gia công Oxy – Gas, Plasma, Laser CNC:
Phương pháp gia công này không sử dụng đến những dụng cụ cắt cơ khí như 2 phương pháp trên. Công nghệ gia công Oxy – Gas, Plasma, Laser CNC sử dụng các phản ứng tương tự như: phản ứng cháy Oxy – Gas, tia Plasma, Laser để tác dụng nhiệt lên phần kim loại.
Thông qua cách này để tạo ra sản phẩm mong muốn. Trong các phương pháp này, công nghệ sử dụng Laser là hiện đại nhất. Đây là công nghệ có thể cắt bất cứ kim loại, phi kim nào. Bề mặt cắt sẽ cho chất lượng đẹp nhất, tinh tế, sắc xảo và không cần xử lý sau gia công.
4/ GIA CÔNG CẮT DÂY EDM
Cắt dây EDM đạt độ chính xác cao, cắt được những vật liệu thép đã nhiệt luyện,...
- Gia công tia lửa điện cắt dây có ưu điểm chính là độ dày phối lớn (đến 500mm) với độ chính xác cao và đạt chất lượng bề mặt như nhau trên toàn bộ chiều dày được cắt. Có thể nói rằng, so với các phương pháp kể trên, quá trình cắt dây này có sự thực hiện chính xác nhất, các máy cắt dây chất lượng hàng đầu đạt mức độ chính xác 3 km về kích thước Cốt dây siêu chính xác đạt độ nhám bề mặt Ra = 0,5 m. Khi cầng độ chính xác cao thì nên áp dụng cắt dây, hiện nay giá thành gia công cắt dây khá rẻ so với các phương pháp khác vì vậy khi chế tạo chi tiết phức tạp hoặc sản phẩm đơn chiết chúng ta nên gia công bằng phương pháp cắt dây để giảm chi phí và thời gian.
5 Máy đột dập CNC:
Gia công đột dập CNC là một quy trình sản xuất kim loại tấm được thực hiện bằng máy đột dập CNC (Computer numerically controlled). Có 2 loại máy đột dập đơn và đột dập đa hệ. Máy đột dập CNC về cơ bản được lập trình để di chuyển một tấm kim loại theo hướng x và y để định vị chính xác tấm kim loại dưới ram đục lỗ của máy, sẵng sàng đục lỗ hoặc tạo hình.
Phạm vi xử lý cho hầu hết các máy dập CNC là kim loại dày 0.5 mm - 6 mm thuộc các loại vật liệu: thép, inox, nhôm, zintec, thép mạ kẽm...
Hình dạng lỗ đột, dập từ đơn giản như hình tròn, hình chữ nhật cho đến các hình dạng phức tạp hơn. Những chi tiết phức tạp được tạo ra bằng cách kết hợp các lần đột dập đơn với các hình học đơn giản để tạo ra thành phẩm. Máy đột dập CNC cũng có thể tạo ra các hình dạng 3D - thường được sử dụng trong thiết kế vỏ kim loại. Một số loại máy hiện đại có khả năng nhấn các luồn, gấp tab nhỏ, đục các cạnh bị cắt...
Tin liên quan:
- Mỹ có thể dẫn dắt tăng trưởng toàn cầu năm 2021
- Doanh nghiệp Nhật xin ngân sách chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc
- 'Việt Nam đủ lớn cho kế hoạch dịch chuyển đầu tư của doanh nghiệp Nhật'
- 'Nhiều tập đoàn công nghệ tỷ USD đã tìm đến Việt Nam'
- Thách thức cho lao động Việt khi đón sóng chuyển dịch của Nhật Bản